Lợi ích sức khỏe hàng đầu của nước ép nghệ

1. Nước ép nghệ giúp củng cố hệ miễn dịch

Đây là loại nước ép được cho là chất bổ sung tuyệt vời để cải thiện khả năng miễn dịch chống lại các bệnh khác nhau. Nó được cho là có tác dụng chống vi-rút, có hiệu quả trong việc chống lại cảm lạnh và cúm. Bạn có thể uống nước ép nghệ mỗi tối trước khi đi ngủ.

2. Giảm cảm lạnh và ho

Loại nước này có thể được sử dụng để điều trị ho, cảm lạnh và các nhiễm trùng hô hấp khác. Nghệ giúp tăng cường sản sinh chất nhầy, loại bỏ các vi khuẩn trong đường hô hấp.

3. Điều trị rối loạn tiêu hóa

Nghệ giúp cải thiện tiêu hóa, giảm bớt đầy hơi, trướng bụng, ngăn ngừa ợ nóng, tăng cường lưu thông mật và giúp tiêu hóa chất béo. Đây là một trong những lợi ích hàng đầu nếu uống nước ép nghệ mỗi ngày.

4. Giải độc gan

Curcumin có trong nghệ giúp ngăn ngừa và đảo ngược trình trạng xơ gan và bệnh gan nhiễm mỡ. Tác dụng thải độc của nghệ giúp giảm ảnh hưởng của các tổn thương tới mô gan bằng cách làm giảm sản sinh mật.

5. Lọc máu

Nghệ là một chất thải độc tuyệt vời. Nghệ giúp loại bỏ các tạp chất trong máu bằng cách cải thiện chức năng gan.

6. Làm sạch da

Nghệ giúp da trở nên mịn màng, loại bỏ các vết rạn và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm. Uống nước nghệ khiến da sạch mụn, mịn màng. Đây là một trong những lợi ích hàng đầu của việc uống nước ép nghệ tươi mỗi ngày.

7. Giảm bệnh tự miễn

Vì một số lý do hệ miễn dịch quay lại tấn công chính các mô và cơ quan, kết quả là gây ra các bệnh tự miễn. Nghệ giúp ngăn ngừa tình trạng này và cũng giúp loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề thay vì chỉ điều trị các triệu chứng.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

Rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ có nguy hiểm?

Trẻ nhỏ, ăn uống thiếu khoa học sẽ dễ mắc phải những căn bệnh nan y, nhất là gây rối loạn ăn uống, làm suy giảm thể chất, tinh thần, bệnh béo phì.

Chán ăn (Anorexia) hay chán ăn tâm thần (Anorexia nervosa), căn bệnh mà người trong cuộc sợ tăng cân nên kiêng khem cực đoan (ngay cả khi đã quá gầy), thậm chí có người trọng lượng đã giảm xuống dưới mức trung bình vẫn ăn uống quá ít dẫn đến nôn mửa sau khi ăn. Những người mắc bệnh này, kể cả trẻ nhỏ, thường đi kèm hiện tượng trầm cảm, lo âu. Theo kinh nghiệm, khi có dấu hiệu mắc bệnh nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và tư vấn. Cần lưu ý các triệu chứng: sụt cân nhiều, phủ nhận cảm giác đói (luôn cho rằng không thấy đói), luyện tập quá sức, xa lánh các hoạt động xã hội, nhất là các hoạt động liên quan đến ăn uống. 

Ngược lại với chứng chán ăn là ăn uống vô độ hay phàm ăn, háu ăn (bulimia nervosa). Người mắc phải căn bệnh này thường ăn uống vô tội vạ, trẻ nhỏ thường không cảm thấy no, không thấy đủ, không kiềm chế tính thèm ăn, càng ăn càng thấy đói và đôi khi lại được các bậc cha mẹ hài lòng, bởi ăn được, ngủ được là vàng. Nhưng đây là bệnh đích thực, đối tượng này khi trưởng thành mắc chứng stress, dư thừa trọng lượng và nhiều căn bệnh nan y. So với biếng ăn thì căn bệnh này khó phát hiện hơn, thậm chí có trường hợp ăn nhiều nhưng trọng lượng vẫn bình thường. Một số triệu chứng dễ nhận biết như ăn no đi tắm ngay, ăn nhiều mà không tăng cân, sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc lợi tiểu, không thích giao tiếp xã hội.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân gây bệnh rối loạn ăn uống rất đa dạng, thường gặp ở nhóm trẻ từ 11 - 14 nhưng cũng có trường hợp xảy ra trước 7 tuổi. Những đứa trẻ mắc bệnh rối loạn ăn uống thường có tỉ lệ mắc bệnh stress cao, trầm cảm, không hài lòng về vẻ đẹp của bản thân và muốn dùng ăn uống để cải thiện diện mạo. Cũng có trường hợp trẻ tham gia thể thao thấy trọng lượng cơ thể quá nặng nề nên đã quyết tâm dùng thực phẩm để cải thiện, hoặc muốn có thân hình như những người mẫu nên đã chọn ăn với hy vọng có cơ thể lý tưởng, nhất là các bé gái tuổi teen. Đối với các bé trai bị ám ảnh bởi cơ thể của những vận động viên vật, muốn có cơ thể khỏe mạnh, cường tráng nên đã quyết tâm dùng ăn uống để cải thiện.

Ngoài yếu tố tâm lý, khách quan, bệnh rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ còn do yếu tố di truyền. Ví dụ, trong gia đình có người mắc bệnh di truyền về rối loạn ăn uống hoặc cả cha lẫn mẹ đều mắc bệnh thì con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Trong xã hội hiện đại, mọi người đều có thể mắc phải căn bệnh này do xu thế tôn vinh cơ thể mảnh mai, ăn ít sống lâu hoặc do quảng cáo về các sản phẩm ăn nhanh, trào lưu phát triển của các thiết bị điện tử như TV, máy tính… làm cho trẻ nghiện, kết hợp ăn nhiều đồ ngọt, giải khát có gas lại ngồi nhiều trước màn hình máy tính, ngại vận động nên cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh.

Bệnh biếng ăn có thể gây hại trực tiếp đến sức khỏe gan, tim và thận. Ví dụ, nhóm vị thành niên, các bé gái sẽ chậm phát triển, sẽ không có chu kỳ kinh nguyệt hoặc chu kỳ kinh nguyệt quá dài nếu như cơ thể suy dinh dưỡng nặng. Trẻ mắc bệnh biếng ăn sẽ mắc phải nhiều căn bệnh mang tính thần kinh, thiếu tự tin, luôn mắc bệnh đau đầu, chóng mặt, thiếu tập trung, tính khí phát triển thất thường luôn cảm thấy giá lạnh ngay cả khi mùa hè vì thiếu chất.

Đối với trẻ ăn uống vô độ có thể thiếu hụt kali và đây chính là nguyên nhân làm gia tăng bệnh tim mạch, thận, mắc bệnh răng lợi do acid dạ dày tăng. Mắc bệnh rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ còn làm cho thể chất phát triển không bình thường, tăng giảm cân ở mức quá cao, quá thấp.

Khi phát hiện thấy trẻ mắc bệnh rối loạn ăn uống nhất thiết phải đi khám và tư vấn bác sĩ ngay. Các bậc cha mẹ, các cơ sở giáo dục cần chú trọng đến thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ, cho trẻ ăn uống đa dạng, cân bằng, khoa học và duy trì cuộc sống vận động.

KHẮC HÙNG

Theo MH-3/2012

Lợi ích của dứa đối với sức khỏe

Hỗ trợ điều trị viêm khớp

Viêm khớp thường ảnh hưởng tới người lớn tuổi, gây cứng cơ, đau ở khớp…Enzyme bromelanin có trong dứa hỗ trợ điều trị và giảm viêm khớp.

Tăng cường miễn dịch

Dứa giàu vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các bệnh thường gặp như cảm lạnh, cúm và các nhiễm trùng khác.

Phòng ngừa ung thư

Nghiên cứu cho thấy dứa có khả năng phòng ngừa sự tăng trưởng của các tế bào ung thư trong cơ thể nhờ hàm lượng vitamin A và beta carotene dồi dào, qua đó giúp bạn tránh được căn bệnh nguy hiểm này.

Hỗ trợ tiêu hóa

Nhờ giàu chất xơ, dứa có thể hỗ trợ loại bỏ những độc tố và chất cặn bã ra khỏi cơ thể, phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa.

Cải thiện sức khỏe răng miệng

Dứa có thuộc tính làm se giúp chống lại các vi khuẩn ảnh hưởng tới răng và nướu, phòng ngừa viêm ở khoang miệng và nướu.

Phòng ngừa tăng huyết áp

Tăng huyết áp có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Hàm lượng kali trong dứa có khả năng làm giãn nở mạch máu giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp.

BS P.Liên

(Theo boldsky)

Nhất định mẹ sẽ chăm con tốt hơn!

Ngày 14/4 vừa qua, tại hội trường lớn khách sạn Hữu Nghị Hải Phòng đã diễn ra hội thảo tư vấn “Tiêu hóa khỏe – Trẻ ăn ngon” do Hội nhi Khoa Việt Nam và nhãn hàng cốm vi sinh Bio-acimin New tổ chức. Hội thảo với sự chủ trì của GS.TS Nguyễn Gia Khánh – Phó chủ tịch Hội nhi khoa, Nguyên Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi TW, DS Nguyễn Đăng Hiền nguyên giảng viên ĐH Dược HN và sự tham gia nhiệt tình của hơn 300 bà mẹ trẻ.

Trẻ em một cơ thể còn non nớt đang lớn và phát triển. Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng và là nền tảng phát triển của trẻ. Nhưng do nhu cầu phát triển nhanh của cơ thể và sự chưa hoàn thiện của hệ tiêu hóa nên trong những năm đầu tiên trẻ thường rất hay gặp những rối loạn tiêu hóa như nôn chớ, đầy bụng, táo bón, tiêu chẩy, biếng ăn …Vậy nhưng có một thực tế là hầu hết kiến thức chăm sóc rối loạn cho con ở các mẹ đều thiếu và yếu. Những câu hỏi hết sức thông thường: chế độ ăn như thế nào là phù hợp với trẻ khi rối loạn tiêu hóa? Biểu hiện của các loại rối loạn tiêu hóa ra sao? Xử lý thế nào? Khi nào cần đưa trẻ đến viện?....các mẹ cũng khó có thể trả lời được.

 Giáo Sư Nguyễn Gia Khánh: Đại diện cho Hội Nhi Khoa chúng tôi thực sự hạnh phúc khi có những cơ hội truyền đạt các kiến thức cho các bà mẹ
Bởi vậy, chuỗi hội thảo tư vấn “tiêu hóa khỏe – trẻ ăn ngon” được tổ chức nhằm cung cấp cho mẹ kiến thức hữu ích về rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Tại hội thảo Hải Phòng, với sự hướng dẫn thiết thực Giáo sư Nguyễn Gia Khánh ở chuyên đề: “Những rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách xử trí” như một luồng sinh khí xua tan những băn khoăn lo lắng, trăn trở trong quá trình chăm con của các mẹ. Với kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghề, uyên bác và tận tâm Giáo sư đã hướng dẫn một cách rất dễ nhớ, dễ hiểu cho các mẹ từ nguyên nhân vì sao bé mắc rối loạn tiêu hóa, từng biểu hiện điển hình của các rối loạn tiêu hóa, và nhất là các cách chăm sóc điều trị đơn giản, cần thiết tại nhà cho trẻ…Một số trường hợp cần được giải đáp cụ thể của các mẹ về rối loạn tiêu hóa của bé cũng đều được giáo sư hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận. Đặc biệt, các chuyên gia còn giới thiệu thêm cho các mẹ một vũ khí có thể hỗ trợ tốt cho trẻ khi biếng ăn, tiêu chảy, táo bón hay loạn khuẩn đường ruột…đó là probiotics (những chiến binh luôn giữ cho trẻ một đường ruột khỏe mạnh) được bào chế trong cốm vi sinh Bio-acimin New.

 Hội Thảo "Tiêu Hóa khỏe – Trẻ ăn ngon" tại Hải Phòng
Những kiến thức ấy đã được đón nhận trong niềm vui, hạnh phúc của hơn 300 bà mẹ càng làm cho những người thầy thuốc thêm phần vinh dự, cho hoạt động chuỗi hội thảo “Tiêu hóa khỏe – trẻ ăn ngon” có những động lực phát triển rộng khắp hơn nữa.

Khép lại hội thảo đầu tiên tại Hải Phòng, điều đọng lại ý nghĩa nhất là những nụ cười trên khuôn mặt các bà mẹ, là lời hứa xuất phát từ tình mẫu tử: “Từ hôm nay nhất định mẹ sẽ chăm con tốt hơn”. Bởi mẹ đã có thêm kiến thức, có thêm hiểu biết quý giá để giúp con lúc con rối loạn tiêu hóa.

Hồng Hạnh(ghi)

Lipid trong đời sống chúng ta

Ngoài nước ra, hàng ngày cơ thể ta cần được cung cấp đầy đủ 5 chất dinh dưỡng: chất đường bột (glucid), chất đạm (protid), chất béo (lipid), vitamin và muối khoáng. Trong các chất dinh dưỡng, chất béo là chất bị yêu ghét lẫn lộn nhiều nhất.

Nó có nhiều công trạng như điều hòa nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, cấu tạo màng tế bào, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ, dự trữ năng lượng, chuyển vận các vitamin tan trong dầu như: vitamin A, D, E, F, K, cung cấp các axít béo cần thiết để tạo năng lượng (1g chất béo đốt cháy trong cơ thể cho 9Kcal). Tuy vậy, nó cũng có nhiều tội trạng, vì là nguyên nhân chủ yếu đưa đến bệnh béo phì, các bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ. Để đánh giá kẻ thiện ác dinh dưỡng này, cần có những hiểu biết về chất béo trong thức ăn để chọn lọc thích hợp nhằm bảo vệ sức khỏe.

Chất béo từ thực phẩm được chia làm 2 loại: mỡ động vật (thể rắn) và dầu thực vật (thể lỏng). Đơn vị cơ bản của chất béo là axít béo. Về mặt cấu trúc, axít béo được chia làm 2 nhóm: axít béo no (axít béo bão hòa) và axít béo không no (axít béo không bão hòa). Axít béo không no có giá trị sinh học cao hơn axít béo no. Cơ thể có thể chuyển glucid và protein thành axít béo no, nhưng lại không tổng hợp được các axít béo không no, mà chỉ được cung cấp qua thức ăn như: axít linoleic, axít linolenic. Dầu thực vật tốt cho sức khỏe hay tốt cho tim mạch hơn mỡ động vật là do axít béo trong dầu thực vật là axít béo không no. Theo cấu trúc hóa học, có các loại axít béo sau:

Axít béo no:

Có trong mỡ động vật, bơ, sữa, phomát, kể cả dầu thực vật là dầu dừa và dầu cọ. Trong cơ thể người, gan tạo ra cholesterol từ axít béo no. Vì vậy nếu ăn quá nhiều mỡ động vật sẽ có nguy cơ tăng cholesterol, nhất là cholesterol loại xấu (LDL-C). Các thầy thuốc khuyên nên dùng chất béo no không quá 10% tổng năng lượng do khẩu phần ăn mang đến ở người bình thường. Như vậy là quá cao đối với người có tăng mỡ máu.

Lipid trong đời sống chúng taTrẻ em cần tiêu thụ nhiều chất béo hơn

Axít béo không no chứa nhiều nối đôi:

Hay còn gọi là axít béo omega-6. Có trong dầu hạt hướng dương, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hạt bắp. Nó có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu (LDL-C) trong máu nhưng đồng thời cũng có nhược điểm là giảm lượng cholesterol tốt (HDL-C). Vì vậy cũng có khuyến cáo là không nên dùng chất béo này quá 10% tổng năng lượng do khẩu phần ăn mang đến.

Axít béo không no chứa một nối đôi:

Có trong dầu: đậu phụng, hạt điều, ô liu, hạt hạnh nhân. Còn gọi là axít béo omega-3. Có nhiều trong mỡ một số loại cá ở vùng biển lạnh là cá ngừ, cá hồi. Chất béo này được xem là tốt cho tim mạch vì làm giảm cholesterol xấu (LDL-C) mà không làm giảm cholesterol tốt (HDL-C). Các thầy thuốc khuyên người bình thường dùng chất béo loại này cho đến 15% tổng năng lượng do khẩu phần ăn mang đến.

Axít béo chuyển hóa (axít béo dạng trans):

Chủ yếu là axít béo nhân tạo. Dầu thực vật chứa axít béo không no ở dạng lỏng. Từ dầu lỏng như dầu đậu nành, dầu bắp… người ta chế biến thành dạng đặc giống như bơ gọi là margarin, bằng một phản ứng hóa học gọi là hydrogen hóa, đưa đến hình thành chất béo dạng trans có trong margarin, kể cả thức ăn nhanh được chiên với dầu ăn như khoai tây chiên, thịt rán, gà rán… Chất béo dạng trans làm tăng cholesterol xấu (LDL-C), giảm cholesterol tốt(HDL-C). Vì vậy, nguy cơ cho người dùng dễ bị xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đái tháo đường. Phải hạn chế dạng chất béo này.

Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế Việt Nam đã khuyến cáo mức tiêu thụ chất béo hàng ngày cho người trưởng thành là 18 - 25% tổng năng lượng khẩu phần. Có 3 nhóm đối tượng cần tiêu thụ nhiều chất béo hơn là trẻ em, phụ nữ có thai, và cho con bú. Chất béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ 7 tháng đến 6 tuổi nhưng không vượt quá 50g/ngày.

BS. NGÔ VĂN TUẤN

Có nên cho trẻ nhỏ uống mật ong?

Mật ong chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, nên có tác dụng tốt với sức khoẻ, như bù đắp năng lượng, tăng sức đề kháng, sát trùng, chữa viêm loét dạ dày - tá tràng, an thần, cải thiện giấc ngủ, làm mềm da, liền sẹo, chữa phỏng nhẹ, vết côn trùng đốt... Tuy nhiên, mật ong dù tốt nhưng không phải ai dùng cũng thích hợp.

Để an toàn, không nên cho trẻ uống mật ong khi còn quá nhỏ
Nhiều bà mẹ có thói quen khi trẻ bị tưa lưỡi thì dùng mật ong rơ lưỡi trẻ, hay lúc trời trở lạnh cho con uống mật ong để mát phổi, tăng đề kháng, bổ não… Đây là những cách làm có thể gây hại cho trẻ. Một số công trình nghiên cứu phát hiện trong đất và bụi có vi khuẩn clostridium botulinum, trong quá trình ong đi lấy mật có thể mang phấn hoa và mật chứa loại vi khuẩn này về tổ, khiến mật ong bị nhiễm khuẩn. Trẻ dưới 12 tháng tuổi, do đường ruột chưa hoàn thiện, đề kháng còn yếu nên uống mật ong rất dễ ngộ độc botulism, là độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum, với những biểu hiện yếu cơ, khó thở, táo bón, mệt mỏi, bỏ bú sữa, khóc dai dẳng, suy khả năng vận động... Nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong. Ngoài ra, trong mật ong còn có hàm lượng hormone nhất định, uống thời gian dài dễ khiến trẻ dậy thì sớm.

Để an toàn, không nên cho trẻ uống mật ong khi còn quá nhỏ (dưới 12 tháng tuổi). Bé đã hơn một tuổi chỉ thi thoảng dùng một ít. Trẻ đã trên mười tuổi thì có thể cho uống nhiều hơn. Khi cho trẻ uống mật ong nên pha với nước ấm, sẽ dễ hấp thụ hơn là uống trực tiếp. Nên cho trẻ uống mật ong trước bữa ăn chừng một tiếng đồng hồ hoặc sau bữa ăn 2 - 3 tiếng. Mật ong có tính hơi lạnh, tác dụng tăng cường co bóp đường ruột, giúp rút ngắn thời gian đại tiện, vì vậy với những trẻ có đường tiêu hoá không tốt, đầy bụng hoặc đi ngoài cũng cần thận trọng khi sử dụng.

BS. Huy Thông

Những nguồn protein lành mạnh cho chế độ ăn hàng ngày

Tuy nhiên, bạn vẫn cần bổ sung những dạng protein tốt trong chế độ ăn. Dưới đây là những thực phẩm cung cấp nguồn protein lành mạnh mà không chứa nhiều calo.

- Cá: Không chỉ ít calo, cá còn chứa ít chất bẽo bão hòa. Các loại cá béo như cá hồi, cá thu còn cung cấp acid béo omega-3 tốt cho sức khỏe. Bạn chỉ cần hấp hoặc áp chảo để có món ăn ngon miệng.

- Lòng trắng trứng cũng là một lựa chọn tốt. Một cốc lòng trắng trứng chứa 26g protein với khoảng 120 calo.

- Nếu muốn ăn thịt, bạn hãy chọn thịt gà, đây là nguồn cung cấp protein nạc. Ức gà và thịt đùi bỏ da chứa ít chất béo.

- Các loại sữa ít béo hoặc không béo cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào. Một cốc phô-mai tươi hoặc sữa chua Hy Lạp không béo cung cấp từ 15-20g protein với khoảng 120 calo.

Bạn có thể biến tấu các món ăn để tăng hương vị. Ví dụ, kết hợp sữa chua với các loại quả mọng, lòng trắng trứng tráng với rau xanh...

BS P.Liên

(Theo Univadis/ Healthday)